GIẢNG DẠY

THƯ VIỆN

KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ NĂM HỌC 2020-2021

Thực hiện theo Công văn 1928/SGDĐT-GDTrH ngày 24/09/2020 của Sở Giáo dục Đào tạo Bình Định về tổ chức kiểm tra, đánh giá  học sinh cấp trung học từ  năm học 2020-2021,, trường THPT Bình Dương xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 và giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021 như sau:

I. Quy định chung

– Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THPT trong chương trình môn học, mức độ cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục, mức độ phát triển năng lực của học sinh, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục, xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra[1], đánh giá đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng, vận dụng cao; có hướng dẫn cụ thể trước khi tổ chức thực hiện; tránh gây áp lực cho học sinh.

– Việc biên soạn đề kiểm tra[2] phải theo quy trình biên soạn đề, mỗi môn học phải có tối thiểu 02 bộ đề kiểm tra, có hướng dẫn chấm chi tiết và biểu điểm.

– Điểm các bài kiểm tra, đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

– Những học sinh không đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại
khoản 1 Điều 8 của Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 nếu có lí  do chính đáng thì được kiểm tra, đánh giá bù bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu, với hình thức, mức độ kiến thức, kĩ năng và thời gian tương đương. Việc kiểm tra, đánh giá bù được hoàn thành trong từng học kì hoặc cuối năm học.

– Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy
định tại khoản 1 Điều này mà không có lí do chính đáng hoặc có lí do chính
đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 (không) của
bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

II. Tổ chức kiểm tra chung (trên giấy)

Tổ chức kiểm tra chung đối với các bài kiểm tra, đánh giá định kì cho các khối lớp, gồm các môn học: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân. Các môn học còn lại do giáo viên bộ môn tự tổ chức.

III. Hình thức tổ chức kiểm tra

Kiểm tra tập trung cho toàn trường theo từng khối lớp với tất cả các môn học nêu trên, mỗi môn học/khối lớp sẽ kiểm tra vào cùng một thời điểm.

IV. Cấu trúc đề kiểm tra

1. Cấu trúc đề kiểm tra

– Môn Ngữ văn: Tự luận 100%.

– Các môn: Toán, tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và
Giáo dục công dân đề kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan không quá 60% tổng
số điểm bài kiểm tra. Riêng khối lớp 12 đề kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan
không quá 80%.

– Các môn học còn lại giao cho giáo viên tự chọn.

2. Thời gian làm bài kiểm tra

– Toán, Ngữ văn: 90 phút.

– Tiếng Anh: từ 45 phút hoặc 60 phút.

– Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân: 45 phút.

– Thể dục: 90 phút, các môn: Tin, Công nghệ, GDQPAN: 45 phút.

3. Thời điểm kiểm tra

– Học kỳ 1: trong tuần 9, từ ngày 2/11/2020 đến hết ngày 7/11/2020.

– Học kỳ 2: trong tuần 26, dự kiến từ ngày 08/03/2021 đến hết ngày 13/03/2021.

Lịch kiểm tra chi tiết nhà trờng sẽ có thông báo sau.

V. Công tác chấm bài kiểm tra, nhập điểm, lưu trữ bài kiểm tra

– Nhà trường đánh phách trước khi tiến hành chấm bài kiểm tra (hoặc mã hóa tên, thông tin học sinh trên bài kiểm tra) để tăng cường tính bảo mật thông tin học sinh. Công tác tổ chức chấm bài kiểm tra nhà trường sã thông báo sau.

– Sau khi hoàn thiện chấm điểm, nhà trường sẽ trả kết quả điểm cho học sinh trên hệ thống Vnedu.vn, giáo viên bộ môn thông báo kết quả cho học sinh.

– Bài kiểm tra được lưu trữ tại phòng Văn thư nhà trường.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Đối với tổ/nhóm trưởng bộ môn

– Xây dựng đề cương ôn tập. Phát hành cho học sinh ít nhất trước 02 tuần tính từ thời điểm bắt đầu tổ chức kiểm tra.

– Xây dựng ma trận đề kiểm tra, soạn 02 đề mẫu. Phát hành cho giáo viên ít nhất trước 02 tính từ thời điểm tuần bắt đầu tổ chức kiểm tra.

– Nộp 02 bộ đề kiểm tra, có hướng dẫn chấm chi tiết và biểu điểm chấm cho mỗi đề. Mỗi bộ đề được trộn thành 04 mã đề với mức độ kiến thức tương đương nhau. Nộp trước 01 tuần tính từ thời điểm bắt đầu tổ chức kiểm tra.  Lưu ý: Mỗi môn học nộp 02 bộ đề (Mon …,de kiem tra giua ky 1,), mỗi Bộ đề tạo 01 Thư mục (Mon…, de 1), mỗi thư mục có ít nhất 1 thư mục con (để chứa 4 mã đề) và 2 file: ma trận, hướng dẫn chấm chi tiết và biểu điểm chấm.

2. Đối với giáo viên

Có kế hoạch tổ chức ôn tập (hoặc hướng dẫn học sinh tự học) để điểm bài kiểm tra đạt kết quả cao nhất.

3. Công tác chọn đề, sao in đề kiểm tra

– Hiệu trưởng sẽ bốc thăm chọn đề chính thức và đề dự bị

– Giao Ban sao in đề, đảm bảo tính bí mật của đề.

– Lập thời khóa biểu kiểm tra giữa kỳ.

Trên đây là kế hoạch kiểm tra, đánh giá giữa kỳ năm học 2020-2021, đề nghị các bộ phận và cá nhân nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo với Hiệu trưởng để có sự điều chỉnh kịp thời./.

Nơi nhận: – Sở GD&ĐT (để b/c); – Phó Hiệu trưởng; – Công đoàn, Đoàn TN;                thực hiện – Các tổ chuyên môn, giáo viên; – Lưu :VT.   HIỆU TRƯỞNG       Trần Ngọc Anh

[1] Mức độ yêu cầu của các câu hỏi trong đề kiểm tra như sau: Nhận biết chiếm tỉ lệ 40% đề kiểm tra(Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục); Thông hiểu chiếm tỉ lệ 30% đề kiểm tra (Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục); Vận dụng chiếm tỉ lệ 20% đề kiểm tra (Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ  năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục); Vận dụng cao chiếm tỉ lệ 10% đề kiểm
tra (Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục).

[2] Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra

Trả lời

VĂN BẢN NHÀ TRƯỜNG

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH