GIẢNG DẠY

THƯ VIỆN

Quy chế làm việc

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  TRƯỜNGTHPT BÌNH DƯƠNG              Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

       Số: 01 /QC-THPTBD    Bình Dương, ngày 25  tháng 09  năm 2012      

                            QUY CHẾ LÀM VIỆC                   

của Trường Trung học phổ thông Bình Dương                     

(Ban hành kèm theo Quyết định số   01 /QĐ-HT ngày 25 /9 /2012  của                                         Hiệu trưởng trường THPT Bình Dương)Căn cứ vào Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được Ban hành kèm theo Thông tư  số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ  vào quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường được ban hành kèm theo quyết định số 04-2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ;Căn cứ vào tình hình thực tế của trường;Trường THPT Bình Dương xây dựng quy chế làm việc của đơn vị như sau:                                           

 CHƯƠNG I                 

VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNGĐiều

1. Vị trí nhà trường

Trường THPT Bình Dương được thành lập theo 25/1998QĐ-UB ngày 12 tháng 5 năm 1998 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, trực thuộc Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bình Định; là cơ sở giáo dục công lập tự chủ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THPT do Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
                                                 CHƯƠNG II                                       

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM

Điều 3. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng.

Hiệu trưởng nhà trường, hoặc người chịu trách nhiệm phụ trách chung (sau này gọi chung là Hiệu trưởng) có các trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

2. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, phát huy vai trò của từng cá nhân, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và với địa phương trong tổ chức các hoạt động của nhà trường; thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng nhà trường theo quy định;

3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

4. Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

5. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

6. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

7. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường (sẽ có xây dựng quy chế riêng); thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

8. Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo phân công, chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các hoạt động của nhà trường.

9. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

10. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Trả lời

VĂN BẢN NHÀ TRƯỜNG

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH