GIẢNG DẠY

THƯ VIỆN

Quy chế phối hợp

SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM    TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 01/QC – THPTBD                                Bình Dương, ngày 30  tháng 9 năm 2012              QUY CHẾ PHỐI HỢP CỦA TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG                                     NĂM HỌC: 2012 – 2013                                         

PHẦN I                          NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGI. VỀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP

1. Họp Hội đồng trường:Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần   thiết, có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực  hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường.

2. Họp Hội sư phạm nhà trường:Hội đồng sư phạm nhà trường họp mỗi tháng một lần nhằm:Đánh giá rút kinh nghiệm chương trình công tác tháng trước.Triển khai kế hoạch của tháng hiện tại.

2. Họp giao ban công tác tháng:Thực hiện đầu tháng.Thành phần : BGH + Chủ tịch Công Đoàn + Các tổ trưởng  +Bí thư Đoàn trườngNội dung : Rút kinh nghiệm công tác tháng trước và triển khai kế hoạch tháng.

3. Họp giao ban Ban giám hiệu:Thực hiện hàng tuần.Thành phần: Ban giám hiệu + Văn thư.Nội dung: Triển khai nội dung công việc theo yêu cầu của sở GD.

4. Họp tổ chuyên môn:– Các tổ chuyên môn họp mỗi tháng ít nhất 2 lần nhằm: để xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động theo kế hoạch và rút kinh nghiệm hoạt động chuyên môn của tuần, tháng, năm.- Các nhóm chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần 1 lần với nội dung:-  Thống nhất chương trình, bài mới, bài khó, thiết kế bài dạy đổi mới phương pháp.- Thảo luận và lên lớp chuyên đề, chuẩn bị đồ dùng và làm đồ dùng dạy học.- Chuẩn bị các hội thi.

5. Chi bộ, Công Đoàn, chi đoàn thanh niên:Sinh hoạt theo điều lệ (khi tổ chức sinh hoạt trong giờ hành chính cần có kế hoạch sớm phối hợp với chuyên môn để bố trí dạy thay). 

II. HÀNH VI, NGÔN NGỮ ỨNG XỬ, TRANG PHỤC

* 100 % Cán bộ quản lý – giáo viên – nhân viên nhà trường thực hiện:- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử phải mẫu mực, gần gũi và mang tính mô phạm, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.- Trang phục đến trường phải nghiêm túc, chỉnh tề, giản dị, đẹp.- Nói năng chuẩn mực trước học sinh- Phải có thái độ tôn trọng lãnh đạo, đồng nghiệp trong khi giao tiếp, trao đổi, bàn bạc, đề xuất ý kiến, hội họp.- Không mặc quần jean, áo phông hở cổ, áo quá ngắn, đầm xẻ cao lên lớp. 

III. PHÂN CÔNG CÁC TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG

1. Hội đồng nhà trường được chia thành 4 tổ:– 3 tổ chuyên môn: – 1 Tổ văn phòng

2. Hiệu trưởng bổ nhiệm và chọn cử các tổ trưởng, tổ phó,  thư ký hội đồng như sau:          

1/  Tổ Ngữ văn – Sử – Địa – GDCD – Tiếng Anh, gồm các giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn – Sử – Địa – GDCD – Tiếng Anh của nhà trường, do cô Đặng Thị Bích Ngọc Thạc sỹ – GV Ngữ văn làm Tổ trưởng.      cô Phạm Thị Mỹ Lệ  – Tổ phó, trực tiếp phụ trách nhóm Tiếng Anh           

2/ Tổ Toán – Hóa – Sinh, gồm giáo viên giảng dạy môn Toán – Hóa – Sinh của nhà trường, do thầy Nguyễn Đức Toàn – GV Hóa làm Tổ trưởng.             Thầy Mai Xuân Lâm  – Tổ phó, trực tiếp phụ trách nhóm Toán           

3/ Tổ Lý – CN – TD – GDQP, gồm giáo viên giảng dạy môn Lý – CN – TD – GDQP của nhà trường, do thầy Nguyễn Tấn Bảo – GV  Lý làm Tổ trưởng.            

4/ Tổ Văn Phòng: TT Kỷ Trọng Khanh     * Bí thư chi đoàn trường: ( Do đại hội bầu)     *Thư ký hội đồng: Đ/c Lê Hoài Cương 

PHẦN IIQUY ĐỊNH VỚI CÁC BỘ PHẬN VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂI. CHI BỘ ĐẢNG 

– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong trường học thể hiện ở các quan điểm, đường lối, chủ trương theo khuôn khổ hiến pháp – pháp luật, theo điều lệ Đảng và các Nghị quyết của các cấp bộ Đảng.- Đảm bảo sinh hoạt hàng tháng đều đặn, có nội dung thiết thực.- Làm tốt công tác phát triển đảng viên và bồi dưỡng cán bộ kế cận. 

II. BAN GIÁM HIỆU

– Tổ chức quản lý chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của nhà trường.- Chịu trách nhiệm với Lãnh đạo cấp trên về mọi hoạt động của nhà trường. 

III. TỔ VĂN PHÒNG

– Phục vụ kịp thời cho mọi hoạt động của nhà trường. Thái độ phục vụ phải cởi mở, vui vẻ, hợp tác.- Bảo vệ an ninh trật tự và tài sản của nhà trường, giáo viên và học sinh- Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ và phục vụ nước uống cho giáo viên và học sinh đầy đủ. 

IV. CÁC TỔ CHUYÊN MÔN

– Sinh hoạt theo định kì.- Thống nhất ghi chép các loại sổ sách.- Phải có đủ hồ sơ của tổ theo qui định.- Xây dựng được kế hoạch công tác của tổ, thực hiện nghiêm túc quy chế.- Thường xuyên theo dõi thi đua và xếp loại được từng thành viên trong tổ.- Xây dựng được chuyên đề thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy và được đánh giá cao. Phải có giáo viên giỏi các cấp, phải có thạc sỹ.- Tích cực tham gia các phong trào thi đua, các Hội thi từ cấp trường trở lên.- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật với giáo viên. 

V. CÔNG ĐOÀN

– Thực hiện chức năng theo Điều lệ công đoàn.- Đảm bảo tốt lịch họp BCH và sinh hoạt Công đoàn trường trong từng tháng.- Tổ chức hiệu quả các đợt thi đua. Có phát động, có sơ kết, tổng kết. (đánh giá bằng biểu điểm cụ thể theo từng đợt thi đua)- Đảm bảo chế độ chính sách, chăm lo đời sống giáo viên. Thăm hỏi, giúp đỡ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.- Tổ chức giao lưu họp mặt dâu + rể của cơ quan trong các ngày lễ 8-3 , 20- 11, 22- 12, tham quan học tập nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, tổ chức các hoạt động khác khi cần thiết và thấy có ý nghĩa như: tổ chức sinh nhật cho cán bộ, nhân viên, thi công đoàn giỏi…- Phối hợp chặt chẽ cùng với chuyên môn xây dựng nhà trường ngày cáng phát triển và thực hiện tốt cuộc vận động ” Nói không với tiêu cực, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo, học sinh ngồi nhầm lớp và lối dạy – học đọc chép trong giáo dục” , “ mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức sáng tạo và tự học và sáng tạo” – Tham gia các giải pháp xây dựng tiêu chí “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.- Cùng nhà trường thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức đề ra.- Tham gia đầy đủ các hoạt động của Công đoàn cấp trên, chủ động đề xuất những hoạt động của Công đoàn để hoàn thành tốt chức năng chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, góp phần bồi dưỡng năng lực đội ngũ đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục trong thời kì mới. 

VI. ĐOÀN THANH NIÊN

– Hoạt động theo qui định của điều lệ đoàn và chịu sự chỉ đạo của huyện đoàn, Đòan cấp trên.- Phải có công trình lớn mang tên thanh niên.- Xung kích đi đầu trong các hoạt động của nhà trường nhất là tham gia tổ chức hoạt động ngoại khoá, văn nghệ thể dục thể thao cho học sinh.- Kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc nội quy, tác phong học sinh và những diễn biến tư tưởng trong học sinh.- Tổ chức tốt các đợt thi đua và phong trào văn nghệ trong học sinh, tích cực chủ động tham gia thực hiện công tác giáo dục ngoại khoá góp phần nâng chất lượng giáo dục toàn diện.  

VII. HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG ( BAN TRUNG TÂM)

Do Hiệu trưởng thành lập và làm chủ tịch và các thành viên của Hội đồng gồm : Bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn TN, tổ trưởng chuyên môn.* Hội đồng Thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng:– Xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của nhà trường theo nhiệm vụ năm học.- Đánh giá kết quả thi đua, khen thưởng các tập thể, cá nhân giáo viên, học sinh theo từng tháng, học kỳ, năm học.- Tổng kết đánh giá kinh nghiệm sáng kiến của cán bộ giáo viên. Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh, công tác quản lý nhà trường.- Hội đồng Thi đua khen thưởng họp mỗi tháng 1 lần (trước kỳ họp của Hội đồng nhà trường) và cuối mỗi học kỳ. 

XVIII. CÁC HỘI ĐỒNG KHÁC

Được Hiệu trưởng thành lập căn cứ vào từng vụ việc cụ thể và theo quy định của Điều lệ trường trung học. 

IX. BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH

– Phối hợp với nhà trường trong các chủ trương, hoạt động xã hội hoá giáo dục một cách thường xuyên thông qua ban thường trực Hội- Có trách nhiệm tham gia với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp về các nội dung giáo dục, ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, động viên bằng vật chất – tinh thần cho giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt.- Dự các cuộc họp theo Điều lệ Hội cha mẹ học sinh.          

CHI BỘ ĐẢNG                                 HIỆU TRƯỞNG                                                                        

Trả lời

VĂN BẢN NHÀ TRƯỜNG

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH